Trước đó, Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng bất kỳ cuộc xung đột hạt nhân nào cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng với nhân loại, nhưng chủ nhân Điện Kremlin cũng khẳng định rằng Nga sẽ sử dụng mọi công cụ nếu sự tồn vong của quốc gia bị đe dọa.
Trong bình luận của mình, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, việc Ukraine yêu cầu Nga rút quân trước khi đàm phán là một chiến thuật nhằm kéo dài cuộc xung đột, bởi đây là cách duy nhất để chính quyền Kiev duy trì quyền lực.
"Việc Nga rút quân sẽ không bao giờ xảy ra. Chế độ Kiev hiện tại không muốn từ bỏ quyền lực, họ không muốn tổ chức bầu cử bình thường theo Hiến pháp Ukraine. Vì lẽ đó, họ sẽ tiếp tục trì hoãn các cuộc đàm phán ngừng bắn", ông Putin nói.
Theo chủ nhân Điện Kremlin, việc chính quyền Kiev yêu cầu quân đội tìm cách đánh bật Nga ra khỏi Kharkiv "bằng mọi giá" sẽ đem lại những tổn thất lớn cho Ukraine. Bên cạnh đó, ông Putin cũng xác nhận việc phương Tây từ chối các điều khoản hòa bình mà ông đưa ra vào tuần trước.
"Tôi không bất ngờ với phản ứng này. Nhưng thời gian sẽ cho chúng ta đáp án chính xác, tất cả phụ thuộc vào tình hình trên tiền tuyến", ông Putin nhận xét.
-"Các sơ đồ mật mã nâng cao": Hiện tại Mật mã đang bước vào một giai đoạn nở rộ với những loại sơ đồ mới mang tính chất phân tán, bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh việc thu thập và xử lý dữ liệu lớn trên diện rộng trở nên quá dễ dàng. Nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng các sơ đồ mới sẽ được trình bày bởi GS. David Pointcheval, GS Phan Dương Hiệu và PGS Ni Triệu. Trong đó, David Ponitcheval là Trưởng khoa Tin học của ENS, vừa đạt Médaille d'argent của CNRS năm 2021 dành cho nhà nghiên cứu xuất sắc nhất nước Pháp trong lĩnh vực Tin học. GS Phan Dương Hiệu hiện là GS tại Viện Bách khoa Paris (Institut Polytechnique de Paris) và Trưởng nhóm An ninh mạng - Mật mã tại trường Viễn thông Paris (Télécom Paris). Ni Triệu từ Mỹ, là một sao trẻ trong lĩnh vực MPC (Multi-party computation) - đang rất được quan tâm của Mật Mã.
-"Mật mã đối xứng", nền tảng cho việc trao đổi thông tin an toàn tốc độ cao, sẽ do Jian Guo, Trưởng nhóm phá mã của Đại học NTU-Singapore giảng.
"Trường hè không nhắm đến việc cung cấp những kiến thức mang tính trào lưu như công nghệ blockchain mà sẽ gồm các bài giảng mang tính chất nền tảng lý thuyết vững để giúp cho những bạn muốn học/ làm về mật mã sẽ có một cách nhìn sâu rộng. Chúng tôi không phủ nhận những công nghệ mới nhưng quan niệm khi có nền tảng vững chắc thì các bạn có thể tăng xác suất thành công trong mọi lựa chọn" - GS Phan Dương Hiệu, Trưởng BTC trường hè, cho biết.
Cũng trong khuôn khổ trường hè, sẽ có Ngày Real-World Crypto (29/8), nơi sẽ giới thiệu những ứng dụng thực tế nhất của các nghiên cứu Crypto, dự kiến mở cửa rộng rãi cho tới 300 người. Đây được coi là bước chuẩn bị để Việt Nam có thể tổ chức hội nghị Real-World Crypto của IACR trong tương lai gần. Tham gia trình bày sẽ có nhiều chuyên gia tên tuổi như Phong Nguyễn (từng đạt Cor Baayen Award dành cho Tài năng trẻ xuất sắc nhất châu Âu), Thái Dương ("hacker mũ cối" Google), Nguyễn Thời Minh Quân (tác giả 0&00 attack), Trọng Nguyễn từ Kyber hay tài năng trẻ Nguyễn Ngọc Khánh từ IBM Zurich. Đặc biệt, trong ngày RWC này, chuyên gia Phong Nguyễn (ENS Paris) sẽ trình bày tổng quan về cuộc lựa chọn 6 năm qua của NIST về các sơ đồ Hậu Lượng Tử (Post Quantum). Là một trong những người đứng đầu thế giới về nghiên cứu lý thuyết dàn (Lattice) từ 25 năm nay và với việc các sơ đồ được NIST lựa chọn hầu hết dựa trên công cụ này, anh được cho là có cách nhìn toàn diện và rất sâu sắc về chủ đề nóng bỏng này.
Không chỉ mang tới những giảng viên và người trình bày, trường hè còn là nơi giao lưu trao đổi giữa hơn 70 học viên xuất sắc đến từ 14 nước. Trong đó có hơn 10 nghiên cứu sinh đang làm tại những phòng thí nghiệm (LAB) tốt nhất của Pháp như ENS, IPP, Paris 7... Môi trường trao đổi học thuật đa dạng sẽ mang tới những nền tảng kiến thức và "văn hoá ngành" giúp nhiều bạn trẻ đi theo các hướng nghiên cứu chủ chốt và hiện đại của thế giới.
Hoàng Huyền